Thứ Tư, 5 tháng 12, 2012

Thiên tài vẽ tranh tường

Thiên tài vẽ tranh tường


Suốt 35 năm, họa sĩ tài hoa người Đức Wolfgang Beltracchi đã giả mạo cả ngàn bức tranh của các danh họa, lừa đảo các nhà sưu tập và bảo tàng hàng đầu kiếm được hàng chục triệu đôla. Làm thế nào mà ông ta có thể làm được điều đó?
Kỳ 1: Bom nổ chậm treo trên tường

Những ngọn đuốc lập lòe thắp sáng con đường nhỏ dẫn lên ngôi biệt thự. Khách mời đi qua một cánh cổng kiểu mô-đéc, băng ngang một hồ bơi có mái che bằng kính và được đưa tới một dãy nhà gỗ thiết kế theo phong cách tối giản với mặt tiền ốp gỗ thông Siberia.

Rượu champagne tuôn trào từ những cái chai khổng lồ. Một ban nhạc flamenco được thuê từ Tây Ban Nha đến giúp vui. Mái tóc vàng xõa xuống tận vai, Wolfgang Beltracchi, chủ nhân của dinh cơ ấy, đứng trước xưởng vẽ của mình đón khách.

Wolfgang Beltracchi (phải) bước ra khỏi tòa án Cologne tháng 10-2011 - Ảnh tư liệu

Nhà giàu trên trời rớt xuống

Đó là không khí tưng bừng khi Beltracchi mở tiệc mừng tân gia vào ngày 22-9-2007. Biệt thự của Beltracchi tọa lạc trong dãy đồi cao nhìn xuống thành phố Freiburg ở miền tây nam nước Đức. Chỉ có giới thượng lưu mới sống ở khu vực đó. Vợ chồng Beltracchi và Helene đã mua cơ ngơi này với giá 1,5 triệu USD và đầu tư thêm 5 triệu USD nữa để cải tạo thành một biệt thự xa hoa.

Phải mất 19 tháng mới hoàn tất việc cải tạo biệt thự. Suốt thời gian đó, các nhà thầu nhiều lần phải nổi nóng vì những yêu cầu oái oăm của chủ nhân giàu có này. Có lần vợ chồng Beltracchi yêu cầu họ phải thay đổi thiết kế nhà bếp vì hai ông bà khăng khăng đòi phải tạo dáng mặt bàn của quầy bếp thành hình đôi cánh thiên thần. Riêng hồ bơi ở biệt thự này đã ngốn mất 1 triệu USD!

Những cửa cái bằng gỗ ôliu, cửa sổ rộng ngắm toàn cảnh với khung gỗ làm bằng các danh mộc quý hiếm châu Phi lần lượt được lắp đặt. Mỗi lần đến Freiburg xem ngôi biệt thự xa hoa ấy dần dần thành hình, vợ chồng Beltracchi luôn ở tại hotel Colombi - một khách sạn thuộc loại hàng đầu thế giới - nằm ngay quảng trường chính của thành phố này.

Dân chúng Freiburg không biết rằng trước khi đến đây, vợ chồng Beltracchi đã sang Pháp và bỏ ra cũng 1,5 triệu USD nữa để mua luôn lãnh địa Rivettes ở vùng Languedoc bên bờ Địa Trung Hải. Lãnh địa này được xây dựng từ năm 1858, có nhiều vườn nho và sở hữu cả một dòng sông riêng. Beltracchi đầu tư thêm nhiều triệu đôla nữa để cải tạo điền trang này thành một cơ ngơi sang trọng với một xưởng vẽ rộng 170m2 và trồng thêm cả một rừng dừa cọ. Một họa sĩ từng kết bạn với vợ chồng Beltracchi kể lại ông từng thấy nhiều bức tranh treo trong ngôi nhà này. Beltracchi cho biết đó là “của thừa kế” của Helene, vợ ông ta, và họ sẽ mang chúng ra bán đấu giá.

Ở Freiburg, ông bà Beltracchi giàu có kia xuất hiện đột ngột như từ trên trời rơi xuống. Chẳng ai biết lai lịch hay xuất xứ của họ. Nhưng tài sản thì nhất định phải có nguồn gốc đâu đó. Có người đồn Beltracchi là một họa sĩ chỉ ve tranh tuong theo hợp đồng đều đặn cho những triệu phú. Kẻ khác lại bảo ông ta là một nhà buôn tác phẩm mỹ thuật phát đạt hay là chủ nhân của một bộ sưu tập giá trị. Một ông bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ ở Freiburg còn khăng khăng bảo Beltracchi đã tìm được ở các chợ trời nhiều bức tranh kiệt tác không ai biết.

Beltracchi bị bắt chính vì bức tranh giả mạo tác phẩm Tranh đỏ với những con ngựa của Heinrich Campendonk - Ảnh tư liệu

Nổ tung thị trường tranh
Ba năm sau, buổi chiều 27-8-2010, vợ chồng Beltracchi vừa ra khỏi biệt thự ở Freiburg để đi ăn thì cảnh sát đã chờ sẵn với lệnh bắt giam. Beltracchi và Helene bị bắt vì tội giả mạo nhiều kiệt tác của những danh họa ấn tượng, lừa bán cho nhiều nhà sưu tập và các bảo tàng thông qua các thương vụ cá nhân và qua các nhà đấu giá quốc tế. Một người bạn của Beltracchi và người chị của Helene cùng lúc đó cũng đã bị bắt giữ ở hai thành phố khác vì tội đồng lõa.

Beltracchi cùng vợ và đồng lõa ngồi tù 14 tháng cho đến tháng 10-2011 mới ra tòa án Cologne xét xử. Giới điều tra và chuyên gia về tranh giả đã tập trung vào 55 bức tranh đáng ngờ xuất hiện trên thị trường mỹ thuật từ đầu những năm 1990. Cuối cùng, vụ án Beltracchi liên quan đến 14 bức tranh được cho là đã mang về cho cặp vợ chồng này 21 triệu USD. Tổng số thiệt hại tính theo nhiều lần mua đi bán lại các bức tranh này lên tới 45 triệu USD.

Vụ án Beltracchi là xìcăngđan mỹ thuật lớn nhất kể từ năm 1945 về cả quy mô lẫn sự hoàn hảo của các bức tranh cũng như cách bán tranh ra thị trường. Những bức tranh giả của Beltracchi được bán dưới danh nghĩa các tác phẩm của những danh họa hiện đại đầu thế kỷ 20 như Max Ernst, Fernand Léger, Heinrich Campendonk, André Derain, Max Pechstein - hầu hết là các họa sĩ ấn tượng Đức và Pháp.

Vụ án Beltracchi gây rúng động khắp các bảo tàng, giới buôn và sưu tập tranh và cả những nhà đấu giá quốc tế như Christie’s ở London, nơi bán nhiều tác phẩm của các danh họa thế kỷ 20 trong những năm gần đây. Một người trong giới buôn tranh giấu tên cho phóng viên tờ Guardian của Anh biết: “Mọi người hốt hoảng vì không biết trong số tranh quý đang sở hữu của họ bức nào thật, bức nào giả!”. Thậm chí nhiều nhà sưu tập đã mua những tác phẩm thật không có gì phải nghi ngờ cũng đang đòi bên bán trả tiền lại.

Tòa án Cologne vào tháng 10 vừa qua đã tuyên án Beltracchi (sinh năm 1951) 6 năm tù, bà vợ Helene (sinh năm 1958) 4 năm tù, và họ phải bồi thường thiệt hại cho những người đã mua tranh giả. Đó là mức án giảm nhẹ vì đã “khai nhận đầy đủ”. Họ chính thức thụ án vào tháng 3 năm nay. Đến khi bắt đầu thụ án, vợ chồng Betracchi mới dành cho tờ Spiegel của Đức một cuộc phỏng vấn kéo dài hai ngày. Đó là cuộc phỏng vấn đầu tiên của báo chí với người ve tranh tuong kiệt xuất này. Và những tiết lộ của tờ Spiegel càng khiến thị trường tranh quốc tế lên ruột.

Trong vụ án Beltracchi, tòa án Cologne chỉ tập trung vào 14 bức tranh được xác định là mạo tác phẩm của năm nhà danh họa. Nhưng Beltracchi xác nhận với tờ Spiegel là đã giả mạo tranh của “khoảng 50 họa sĩ trong cả đời tôi”. Beltracchi không tiết lộ con số chính xác của số tranh giả đã vẽ suốt 35 năm qua, nhưng với nhu cầu của thị trường thì ông ta “dễ dàng bán 1.000 hay 2.000 bức”!

Theo luật hình sự Đức, những vụ án lừa đảo nghiêm trọng chỉ xét xử trong giới hạn 10 năm. Những sự vụ gây thiệt hại lâu hơn trong quá khứ chỉ xét xử theo án dân sự. Beltracchi không thể biết hết số tranh giả của mình hiện được treo ở viện bảo tàng hay bộ sưu tập cá nhân nào. Khi phóng viên tờ Spiegel ngạc nhiên vì đó không phải là “khai nhận đầy đủ” như tòa đã phán xét, Beltracchi bẻ ngược lại rằng vụ án đó chỉ tập trung vào 14 bức tranh giả mà thôi. “Nếu cảnh sát đã hỏi tôi ngay từ đầu thì tôi đã cho họ biết số tranh giả đó hiện đang ở đâu, trong khả năng tôi biết được”. Còn bà vợ Helene thì tuyên bố chắc nịch: “Nếu có ai nghĩ là họ đang treo một bức tranh của Beltracchi thì họ nên liên lạc với chúng tôi”. Beltracchi phụ họa: “Và họ sẽ có câu trả lời thành thực”.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

 

Vẽ tranh tường | Ve tranh tuong Template by Ipietoon Blogger Template | Gift Idea