THẾ GIỚI HỘI HỌA CỦA HỌA SĨ THÀNH CHƯƠNG
Thành Chương là họa sĩ xuất sắc và nổi tiếng của mỹ thuật Việt
>> Ve tranh tuong cho ngôi nhà bạn thêm xinh
Họa sĩ có cách nhìn thế giới rất riêng biệt, độc đáo, với một tư duy tạo hình hết sức thông minh, linh hoạt. Ông dùng đường nét để tạo hình là chính. Tranh của ông nhiều hình kỉ hà như tròn, trụ, oval, chữ nhật, tam giác, lập thể,… hoặc các đường nét tự do chạy trên các mảng dẹt. Với Thành Chương, vẽ cũng là một trò chơi. Ông thay đổi bố cục, vẽ ngược vẽ xuôi, tung hứng đủ kiểu như “làm xiếc”. Một sự biến hóa khôn lường, bất ngờ của hình thể và đường nét để tạo nên sự ngộ nghĩnh, hài hước, tươi vui của chủ đề. Chủ đề - nội dung nào ông cũng có thể diễn đạt một cách dễ dàng theo ngôn ngữ hội họa của riêng mình, một thứ ngôn ngữ rất đặc trưng Thành Chương, không lẫn vào đâu. Chính thứ ngôn ngữ hội họa vừa có tính đồ họa này được họa sĩ áp dụng vào các tác phẩm sơn dầu hay sơn mài, với các chủ đề khác nhau.
Hội họa của Thành Chương có những ảnh hưởng nhất định của nghệ thuật môđéc phương Tây đầu thế kỉ 20. Ông thích Picasso ngay từ khi còn là sinh viên ngồi ghế nhà trường, có thể cả Matisse nữa. Dường như ông sớm phát hiện ra rằng nghệ thuật môđéc trong sự giản hóa về ngôn ngữ tạo hình và hướng về tính nguyên thủy ban sơ, lại có gì gần gũi với mĩ cảm dân gian Việt
Tranh của Thành Chương có những trẻ chăn trâu, những cánh diều, cái nón, mặt trăng, trẻ em, phụ nữ, chân dung tự họa,… những hình hài đan chéo vào nhau tạo thành các bố cục lập thể ngẫu hứng bất ngờ, những cái mặt ngửa lên trời hoặc lấp ló, hoặc ngoẹo đầu rất kiểu “dân gian”, nhiều tính ước lệ, giống như ở các hình chạm khắc đình làng Việt Nam, nơi các phường thợ xưa kia nhiều khi do bản gỗ hẹp mà phải tùy tiện co kéo hình, bấp chấp tỉ lệ. Thế mà sản phẩm lại trở nên vui nhộn, dí dỏm và độc đáo. Tranh dân gian Việt
Về màu sắc, Thành Chương hay dùng những mảng màu nguyên, tươi rói, tương phản mạnh, nhiều tính trang trí như cách dùng màu của Matisse và nhóm họa sĩ dã thú. Nhưng bảng màu của ông còn lạ lẫm, táo bạo và đi xa hơn thế nhiều. Đó là những màu như đỏ son, hồng điều, cánh sen, xanh nõn chuối, xanh cánh chả, vàng kim, vàng hòe,… loại màu mà các họa sĩ thường e ngại, tránh dùng, song lại chính là những màu đặc trưng nhất ở trang phục truyền thống và trang trí lễ hội làng quê Việt Nam, mớ ba mớ bảy - tung tẩy sặc sỡ. Con mắt người Việt cho rằng càng nổi bật bao nhiêu càng đẹp bấy nhiêu.
Tranh Thành Chương vì thế mà chứa đựng một tinh thần dân gian sâu nặng, từ chủ đề nội dung cho đến cách dùng màu sắc, cách dùng nét và mảng phẳng, nhiều tính trang trí ước lệ… Có thể gọi đó là tranh dân gian Việt
Khi nói đến việc bắc cầu nối nghệ thuật Việt
Thành Chương không khai thác vốn cổ ở cùng một khía cạnh tinh thần như danh họa Nguyễn Tư Nghiêm, mà khai thác chất dân gian từ đời sống thường nhật bình dị. Hội họa của Thành Chương nhuốm màu đồng dao, nhuốm màu sinh hoạt đồng quê, nhuốm màu sắc lễ hội, hân hoan phơi phới, kết hợp với con mắt nhìn hình mới mẻ, ngộ nghĩnh, giàu trí tưởng tượng, nhiều tính trang trí hiện đại.
Thành Chương có những ảnh hưởng nhất định đối với thế hệ họa sĩ trẻ thời kì đổi mới. Sự trở về làng ào ạt với những trâu bò, nón lá, niềm vui đồng dao, tình cảm ngây thơ - naive của hội họa thời kì này cũng có phần nào ảnh hưởng từ ngôn ngữ hội họa của Thành Chương. Nói tới mỹ thuật Việt
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét